Xu hướng sử dụng gạch sinh thái hướng đến xây dựng bền vững

Xu Hướng Sử Dụng Gạch Sinh Thái Hướng đến Xây Dựng Bền Vững

Gạch là một vật liệu vô cùng quan trọng trong xây dựng công trình. Tuy nhiên, gạch truyền thống được sản xuất bằng cách nung đất sét trong lò với nhiệt độ cao, sử dụng các loại nhiên liệu không thể tái tạo như than đá hoặc khí tự nhiên. Hơn nữa, loại gạch này còn khá nặng và cồng kềnh khi vận chuyển. Do đó, việc nghiên cứu các loại vật liệu mang lại ít tác động tới môi trường và tính bền vững cao hơn là vô cùng cần thiết. Gạch sinh thái là một ví dụ điển hình về giải pháp thay thế hiện có. 

Gạch sinh thái là gì?

Nhưng, gạch sinh thái là gì? Loại gạch này thường được gọi là gạch xi măng đất hoặc gạch đất nén (CSEB). Gạch sinh thái là loại vật liệu xây dựng gồm lớp đất nền vô cơ khô, đất sét không trương nở, cốt liệu và xi măng Portland.

Để sản xuất gạch đúng cách thì việc lựa chọn loại đất thích hợp là điều cần thiết. Điển hình là đất có hàm lượng cát lớn hơn 50% và đất sét từ 20 – 30%. Trong những năm qua, một số kỹ thuật đã được phát triển để tối ưu hóa việc sản xuất và sử dụng loại vật liệu này, bao gồm cải tiến việc lựa chọn đất, tỷ lệ chất kết dính, phương pháp nén và kỹ thuật xử lý.

Hình ảnh những người thợ sản xuất gạch sinh thái
Hình ảnh những người thợ sản xuất gạch sinh thái

Quá trình sản xuất loại gạch này cũng khá đơn giản. Đầu tiên cần chuẩn bị đất và trộn với một tỷ lệ nhỏ xi măng, sau đó thêm nước dần dần cho đến khi đạt được độ đặc mong muốn. Sau đó, hỗn hợp đất và xi măng được nén bằng máy ép, tạo áp lực để tạo thành những viên gạch đặc, có thể có hoặc không có lỗ. Sau khi nén chặt, các khối được xếp chồng lên nhau và để khô dưới tấm bạt hoặc lớp phủ nhựa để giữ lại độ ẩm cần thiết cho quá trình đóng rắn.

Công trình sử dụng gạch sinh thái Xu Hướng Sử Dụng Gạch Sinh Thái Hướng đến Xây Dựng Bền Vững
Công trình sử dụng gạch sinh thái

Lợi ích và nhược điểm của gạch sinh thái.

1. Lợi ích của gạch sinh thái

Loại vật liệu sinh thái này mang lại một số lợi ích đáng kể như:

Chi phí sản xuất thấp & tiến độ nhanh chóng

Loại gạch này có chi phí sản xuất rẻ hơn so với gạch men truyền thống nhưng có độ bền và chịu được các điều kiện khí hậu khác nhau. Thậm chí, gạch sinh thái còn có thể hoạt động như các cấu trúc tự hỗ trợ, cho phép các thanh thép đi qua và che giấu hệ thống ống nước, ống dẫn điện. 

Công trình xây dựng bằng loại gạch này cũng nhanh hơn nhiều so với công trình xây dựng bằng gạch truyền thống. 

Ứng dụng đa dạng 

Vật liệu này cũng có thể được công nghiệp hóa, duy trì các đặc tính tự nhiên nhưng có độ hoàn thiện tốt hơn và kích thước chính xác hơn. Đồng thời áp dụng cho các dự án quy mô lớn hơn hoặc các dự án ít quan tâm về tính thẩm mỹ của phần thô.

MẶT TIỀN SỬ DỤNG Gạch sinh thái được ứng dụng cho nhiều loại công trình với những quy mô khác nhau
Gạch sinh thái được ứng dụng cho nhiều loại công trình với những quy mô khác nhau

Thân thiện với môi trường

Bên cạnh đó, vì không trải qua quá trình nung luyện nên gạch sinh thái không chứa các chất độc hại, có khả năng chống cháy và không bị ảnh hưởng bởi côn trùng. 

Tính thẩm mỹ

Về mặt thẩm mỹ, tông màu gạch mang đến diện mạo hài hòa với cảnh quan vùng nhiệt đới. Màu sắc của gạch cũng có thể thay đổi nhờ vào các lớp phủ bề mặt để mang đến vẻ hiện đại, sáng tạo hay trầm lắng, cổ kính theo sở thích, mong muốn của gia chủ. 

Không cần thêm lớp hoàn thiện 

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của gạch sinh thái là không cần thêm lớp hoàn thiện, chẳng hạn như thạch cao, thạch cao mỏng hoặc lớp phủ gốm. Tuy nhiên, vẫn cần chống thấm tốt cho gạch, đặc biệt là ở khu vực ngoài trời vì chúng có xu hướng hút ẩm. Có thể sử dụng vecni hoặc nhựa thông để chống thấm vì nó bảo vệ gạch mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu.

Xu Hướng Sử Dụng Gạch Sinh Thái Hướng đến Xây Dựng Bền Vững
Xu Hướng Sử Dụng Gạch Sinh Thái Hướng đến Xây Dựng Bền Vững

Điều hòa nhiệt

Gạch sinh thái có khả năng điều hòa nhiệt rất tốt, nó giữ cho nhiệt độ bên trong ngôi nhà luôn dễ chịu dù trời lạnh hay nóng. 

2. Nhược điểm của gạch sinh thái

Bên cạnh những lợi ích, gạch sinh thái cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể, nhu cầu về thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn như máy ép thủ công hoặc thủy lực, đó có thể là thách thức đầu tư ban đầu đối với một số nhà xây dựng. Hơn nữa, việc kiểm soát chất lượng là cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn về cấu trúc của các khối, đòi hỏi phải lựa chọn đất cẩn thận, tỷ lệ xi măng chính xác và phương pháp bảo trì – bảo dưỡng phù hợp. 

Việc xây dựng bằng gạch sinh thái không thể thực hiện những thay đổi cấu trúc sau khi hoàn thành. Vậy nên ngay từ ban đầu cần phải tính toán về ánh sáng, nước và hệ thống thoát nước cũng như vị trí chính xác của cửa ra vào, cửa sổ và các khe hở khác. 

Xét trên góc độ lợi ích của gạch sinh thái mang lại thì đây vẫn là một lựa chọn xứng đáng cho những ai quan tâm đến mô hình xây dựng bền vững.

 

Rate this post