Thiết kế cơ điện trong nhà ở và những điều cần lưu ý

Luu Y Thi Cong Co Dien Cho Nha Dan Dung 3

Một trong những khâu vô cùng quan trọng khi xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng chính là thiết kế cơ điện. 

Thi công điện nước muốn đạt hiệu quả tốt cả về độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ thì các yếu tố cần thiết là phải có bản vẽ kỹ thuật thiết kế, bố trí thi công hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ. Bên cạnh đó cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hệ thống. 

Thiết kế cơ điện trong nhà ở

Khi thiết kế nhà cần quan tâm đến 4 hệ thống chính: Hệ thống cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh và hóa chất; Hệ thống thông gió và điều hòa không khí; Hệ thống điện; Hệ thống phòng cháy chữa cháy. 

Luu Y Thi Cong Co Dien Cho Nha Dan Dung 1
Thiết kế cơ điện trong nhà ở và những điều cần lưu ý 4

Hiểu về hệ thống cơ điện giúp đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho gia đình 

Trong đó, hệ thống cơ điện trong nhà bao gồm: điện nặng và điện nhẹ. Cụ thể: 

  • Điện nặng: Nguồn chính, tủ phân phối, chiếu sáng linh hoạt, chiếu sáng sự cố, ổ cắm, tiếp địa, chống sét
  • Điện nhẹ: Điện thoại, mạng lan và internet, camera giám sát
  • Về ống điện:

Ống dùng trong công trình là loại nhựa dẻo, chịu được nhiệt và lực va chạm cơ khí, có thể uốn được dễ dàng. Các ống điện được chôn ngầm trong tường, trần và sàn nhà. Ống này đi trong tường theo phương thẳng đứng hoặc song song. Đầu cuối của ống là vị trí của hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn hoặc nối dây. Từ đó, dây dẫn điện được đi xuyên qua tường, vách, mái nhà và đặt trong ống bảo vệ. Tuyệt đối không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. 

Số lượng dây trong ống sẽ được tính toán sao cho chỉ chiếm không quá 40% tiết diện ống, tạo điều kiện thay thế nếu xảy ra sự cố. 

  • Về công tắc 

Công tắc đèn trong buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng cạnh cửa ra vào. Ổ cắm điện được bố trí theo nguyên tắc: Bất cứ thiết bị di động nào khi cắm vào ổ sẽ không làm vướng lối đi lại. 

Công tắc nên chọn loại 3 chấu thay cho ổ 2 chấu. Trước đây vì lý do kinh tế nên trong nhà thường sử dụng ổ 2 chấu. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế điện vì nó hoàn toàn không an toàn cho người sử dụng. Chấu thứ 3 có tác dụng chống hở mát, giật điện. Khi dây dẫn bị dò thì chấu thứ 3 sẽ tiếp nhận dòng điện bị rò và truyền thẳng xuống đất, không gây giật điện cho người sử dụng. 

  • Về công suất

Cần tính toán công suất toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để có thể lựa chọn được dây điện có tiết diện phù hợp, đảm bảo công suất tiêu thụ nhưng không gây lãng phí cũng như không quá thiếu. 

Đối với khu vực thưa dân hoặc xung quanh không có nhà cao tầng nên lắp thêm bộ thu sét nhằm mục đích tạo sự an toàn cho căn nhà. 

120602229 198081938373816 1231666129106019878 N
Thiết kế cơ điện trong nhà ở và những điều cần lưu ý 5

Dựa trên nhu cầu sử dụng có thể tính toán được công suất tiêu thụ

Những lưu ý khi thiết kế cơ điện trong nhà 

Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ của công trình, dưới đây là những điều cần lưu ý khi thiết kế cơ điện: 

  • Tìm hiểu kỹ về diện tích, công năng, nhu cầu của người sử dụng để đưa ra các vị trí và sắp xếp đường đi phù hợp. 
  • Thảo luận với gia chủ về vị trí tối ưu, sản phẩm, vật liệu phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng. 
  • Quan tâm đến tuổi thọ của các thiết bị được lắp đặt cơ điện trong công trình. Các loại thiết bị điện sau khi công trình hoàn thành không chỉ sử dụng một sớm một chiều mà diễn ra trong một thời gian dài và liên tục. Chính vì vậy tuổi thọ của thiết bị cũng cần được đảm bảo để tránh thiết bị có tuổi thọ thấp dẫn tới hoạt động sửa chữa điện diễn ra thường xuyên, dẫn tới mất đi thiết kế ban đầu, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và thẩm mỹ. 
  • Tất cả các ổ cắm trong phòng đều được lắp ở cao độ 0,3m (tính từ cao độ hoàn thiện). Tất cả các công tắc được lắp ở cao độ 1,4m. 
  • Ổ cắm cho máy giặt nên sử dụng loại chống thấm cách nền hoàn thiện 1,2m. Đáy tủ lạnh cách mặt nền hoàn thiện 1,4m. 

Một ngôi nhà đẹp cần được bố trí hài hòa giữa nội thất và ngoại thất, từ màu sắc đến từng món đồ trang trí, từ thiết bị điện đến ánh sáng để làm nổi bật những điểm nhấn kiến trúc của công trình. 

BẠN CÓ THẮC MẮC? hÃY TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA

Tư vấn Kiến trúc & Xây dựng Online cùng chuyên gia của CEEB Architects.

XEM CHI TIẾT & TƯ VẤN

Rate this post