Năm 1971, tòa nhà One Shell Plaza (Texas) đã phá vỡ kỷ lục trở thành tòa nhà cao nhất thế giới được làm bằng bê tông nhẹ. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu đã không ngừng phát triển, cho ra những loại vật liệu siêu nhẹ. Những vật liệu này góp phần giúp quá trình xây dựng nhà trở lên nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Trong đó không thể không kể đến sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard. Hãy cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại sàn này.
Ưu, nhược điểm của sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard
Sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard hay còn gọi là tấm xi măng nhẹ được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cấu tạo của loại sàn siêu nhẹ này gồm hỗn hợp xi măng Portland, sợi Cellulose tinh chế, cát siêu mịn Silica. Hỗn hợp được trộn kỹ, trải qua quá trình cán thành lớp mỏng đến khi đạt độ dày theo đúng quy định. Sau đó, tấm sàn được đưa vào chuỗi máy hấp áp suất cao, hơn 1300 độ C để sấy khô.

Sàn siêu nhẹ được cắt sẵn dạng tấm. Trần thả có kích thước 1m22 x 2m44, độ dày linh hoạt từ 3,5mm. Còn vách, sàn, tường ngăn trong nhà và ngoài trời là 8mm – 20mm. Quá trình sản xuất bê tông siêu nhẹ được thực hiện khép kín và nghiêm ngặt.
-
Ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ
- Độ bền cao, chịu lực tốt: Mỗi m2 tường, sàn làm bằng sàn bê tông siêu nhẹ có khối lượng chỉ khoảng 30% so với bê tông truyền thống.
- Không chứa chất Amiang – một trong những chất gây hại cho sức khỏe và môi trường sống
- Khả năng cách âm cao và cách nhiệt tốt
- Chống cháy và chịu nước
- Thi công nhanh chóng, vận chuyển dễ dàng, thuận tiện tháo lắp hay phá dỡ. Nhờ đó tiết kiệm chi phí đáng kể
- Thích hợp sử dụng với mọi môi trường có điều kiện khí hậu khắc nghiệt
- Đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc: Sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard không chỉ đẹp mà còn có độ dẻo dai. Vì thế tránh được tình trạng khi cắt, thi công bị vỡ vụn và không bền chắc. Trong nhiều trường hợp, sàn có thể uốn cong tùy vào mục đích sử dụng.
- Sử dụng cho khu đất có nền móng yếu không chịu được tải trọng lớn hoặc những móng nhà cũ
-
Nhược điểm của sàn bê tông siêu nhẹ
Khác với bê tông truyền thống, sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard khi thi công cần có sự can thiệp của các mối ghép bằng vôi vữa. Có lẽ vì vậy khả năng chống thấm thường không cao. Do đó, khi lựa chọn sử dụng loại vật liệu này cần tìm đơn vị thi công có tay nghề cao để thực hiện.

Ngoài ra, vì đây là một loại vật liệu mới nên mọi người còn khá e dè. Và sẽ cần một thời gian để hiểu và áp dụng rộng rãi hơn.
Lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ
Việc xây dựng nhà mới và dùng sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard thường không gặp quá nhiều vấn đề. Nhưng đối với những ngôi nhà sửa chữa, cải tạo được tiến hành trên nền móng có sẵn cần phải lưu ý:
-
Kết cấu của móng nhà
Bạn cần phải xem xét, đánh giá chi tiết khả năng chịu lực của móng với kết cấu nhà hiện có. Dù đây là vật liệu siêu nhẹ và có khả năng làm giảm trọng lực. Khi xác định được khả năng chịu lực bạn sẽ dễ dàng chọn được sàn siêu nhẹ phù hợp. Từ đó giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí thi công.
-
Xác định được vị trí làm sàn bê tông siêu nhẹ
Thường sàn bê tông siêu nhẹ sẽ được sử dụng cho trần nội hoặc ngoại thất. Tuy nhiên, hai khu vực này sẽ có cách sử dụng khác nhau. Sàn dùng cho trần nội thất cần có độ dày khoảng 160mm, còn sàn ngoại thất dày khoảng 170mm.
Ngày càng có nhiều công trình sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ Cemboard nói riêng và sàn bê tông siêu nhẹ nói chung. Trong đó có các thiết kế hiện đại cho nhà ở, nhà cao tầng đến dịch vụ, công cộng.
Bài viết liên quan
Vật liệu xây dựng nào sẽ biến mất trong tương lai?
Ứng dụng AI trong thiết kế kiến trúc
7 vật liệu được ứng dụng rộng rãi cho không gian ngoài trời