Vách kính cường lực với nhiều ưu điểm vượt trội nên thường xuyên được chọn là vật liệu hoàn thiện cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nếu không được thi công đúng kỹ thuật, sau một thời gian sử dụng kính có thể bị vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngôi nhà và sinh hoạt của gia đình.
Ưu, nhược điểm của vách kính cường lực
Kính cường lực là loại kính chịu được áp lực rất lớn, độ bền, độ lấy sáng, tính thẩm mỹ và độ cứng rất cao. Loại kính này được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng như chung cư, văn phòng, showroom, nhà ở, biệt thự…
Vách kính cường lực được chia làm 3 loại: kính cường lực ngăn phòng, kính cường lực làm tường kính và kính cường lực làm vách nhà tắm. Loại kính này được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật:
- Tạo không gian mở
Với đặc tính trong suốt của kính giúp không gian thoáng rộng hơn, bớt nhàm chán và thô kệch của những bức tường.
- Tận dụng triệt để nguồn sáng
Sử dụng kính cường lực giúp bạn tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên. Bởi kính giúp ánh sáng dễ dàng xuyên qua và đi vào không gian nhà. Tuy nhiên bạn sẽ cần sử dụng một lớp sơn phủ cách nhiệt để chống nóng hiệu quả.
- Tăng vẻ sang trọng cho không gian
Thiết kế sử dụng kính cường lực mang vẻ đẹp thanh nhã, hiện đại và sang trọng. Các kết cấu trong ngôi nhà cũng trở nên nhẹ nhàng, giảm bớt sự nặng nề và tải trọng.
- Khả năng chịu lực
Kính cường lực được luyện ở nhiệt độ khoảng 700 độ C, sau đó làm nguội nhanh chóng bằng khí. Chính vì vậy, kính có khả năng chịu lực, sức căng bề mặt, chịu tải và chống va đập tốt, Tuy nhiên, khả năng chịu lực còn phụ thuộc vào độ dày và diện tích của kính.
- Cách âm hiệu quả và dễ dàng vệ sinh
Do có một độ dày nhất định nên kính cường lực có khả năng cách âm nhất định. Bên cạnh đó, nó cũng rất dễ dàng vệ sinh. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch, nước lau kính chuyên dụng và nước ấm là có thể làm sạch bề mặt.
Dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng kính cường lực cũng có những nhược điểm nhất định. Điển hình như gây hầm nóng, ngột ngạt. Do kính có khả năng hấp thụ nhiệt cao nên nếu không sử dụng biện pháp chống nóng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc. Bên cạnh việc tạo không gian mở thì mặt trái chính là thiếu sự riêng tư. Để khắc phục bạn có thể sử dụng rèm hoặc vách ngăn để tạo sự riêng tư cần thiết.
Kỹ thuật thi công vách kính cường lực
Thi công vách kính cường lực chuẩn, đảm bảo an toàn gồm 5 bước:
- Bước 1: Khảo sát, đo kích thước
Đây là một bước vô cùng quan trọng trước khi thi công vách kính cường lực. Việc khảo sát, đo đạc giúp đơn vị thi công có những thông tin chính xác nhất về khu vực cần lắp đặt. Từ đó chủ động cắt kính phù hợp cho từng khu vực và thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện.
- Bước 2: Thống nhất phương án
Sau khi khảo sát, đo đạc thì đơn vị thi công sẽ phác thảo bản vẽ vách kính cường lực. Hai bên sau khi thống nhất phương án thì sẽ tiến hành bước 3.
- Bước 3: Tháo kính và vách ra khỏi khung nhôm
Khi vách kính đã được cắt xong và vận chuyển đến công trình, đội kỹ thuật sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo kính và vách ra khỏi khung nhôm.
- Bước 4: Lắp đặt kính cường lực
Lắp đặt kính cường lực gồm các thao tác cụ thể như sau:
- Đưa khung lên ô tường, kê đệm các cạnh và kiểm tra độ thẳng, thăng bằng
- Khoan bê tông lỗ Ø10 để lắp vít lắp đặt. Sau đó bắn vít liên kết giữa khung và tường
- Kiểm tra độ vuông góc và thẳng để điều chỉnh các vít
- Bơm keo bọt nở. Đợi keo khô tiến hành cắt keo bọt thừa và bả Silicon
- Lắp kính cố định vào cánh vách
- Bước 5: Kiểm tra lại
Sau khi lắp đặt sẽ cần kiểm tra lại mối nối giữa các vách kính, vệ sinh và sử dụng.
Những lưu ý khi lắp vách kính cường lực
Kính sau khi hoàn thiện không thể khoan, cắt, khoét và khó mài. Chính vì vậy khi khảo sát, đo đạc cần chính xác, chi tiết và đầy đủ.
Bên cạnh đó, khi đo các ô chờ kính cường lực thì cần đo 3 điểm: điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Bởi trong nhiều trường hợp đơn vị thi công làm không đều, có trường hợp còn chênh lệch quá lớn. Để dễ thi công thì số đo kính lấy theo số bé nhất của 3 điểm.
Bài viết liên quan
Nền tảng thiết kế CEEB và triết lý nhân sinh về đời CÂY.
Thiết kế chiếu sáng kiến trúc tòa nhà
Giải pháp trong quản lý xây dựng nhà ở và công trình.