Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn

Ceeb Architect Ky Thuat Thi Cong Tran Gia Dung Tieu Chuan 1

Trần thạch cao rất được ưa chuộng trên thế giới và cả Việt Nam bởi những tính năng ưu việt. Tuy nhiên, muốn bền đẹp đòi hỏi kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn từ việc tính toán chịu tải đến khấu trừ sự biến dạng theo thời tiết. 

Quá trình thi công cần lưu ý dưới đây để trần thạch cao không bị nứt răn (giữa các tấm) cũng như nứt mép tại vị trí tường và trần trong quá trình sử dụng. 

Các loại trần thạch cao 

Hiện nay có 2 loại trần thạch cao là: trần nổi và trần chìm. Mỗi loại lại có những đặc điểm và ưu điểm khác nhau. 

Ceeb Architect Ky Thuat Thi Cong Tran Gia Dung Tieu Chuan 1
Trần thạch cao là loại trần phổ biến cả ở Việt Nam và thế giới
  • Trần thạch cao nổi 

Là loại trần khi thi công các tấm đã được định hình sẵn, tấm trần sẽ được thả vào các ô đã định trước. 

Ưu điểm của loại trần này là có thể tháo lắp dễ dàng. Bởi vậy nếu gặp sự cố thì có thể dễ dàng khắc phục. Trần thạch cao nổi cùng không không sơn bả nên quy trình thi công được rút ngắn hơn. 

Loại trần này được sử dụng bổ biến trong thiết kế văn phòng, trung tâm thương mại, showroom. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao. 

  • Tấm thạch cao chìm

Loại trần này có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở hoặc những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Trần thạch cao chìm được chia làm 2 loại:

  • Trần thạch cao phẳng: Loại trần này có hình dáng giống trần đúc, trần bê tông. Tuy nhiên, do có độ mịn, phẳng gần như tuyệt đối nên loại trần này tạo được hiệu ứng tốt. 
  • Trần thạch cao giật cấp: Đây là loại trần có tính thẩm mỹ cao nhất khi trần nhà được giật xuống từng tầng khác nhau. 
Ceeb Architect Ky Thuat Thi Cong Tran Gia Dung Tieu Chuan 3
Trần thạch cao giật cấp nâng cao tính thẩm mỹ của ngôi nhà

Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn 

Trước khi thi công, bạn cần hiểu rằng thạch cao là loại vật liệu chịu nước kém nên cần phải kiểm tra kỹ càng. Đồng thời cần lựa chọn loại thạch cao phù hợp với khí hậu của vùng. Ví dụ như miền Bắc và miền Trung nên sử dụng tấm chịu ẩm hoặc tương đương, miền Nam có thể sử dụng tấm tiêu chuẩn. 

Tại các vị trí hoặc phòng có độ ẩm cao cần sử dụng loại trần chống ẩm.
Phòng có nhu cầu cách âm, tiêu âm cần sử dụng loại tấm trần chuyên dụng có vật liệu tiêu âm. Ví dụ như trần phòng họp, phòng có thiết bị caraoke…
Hạn chế sử dụng lót tấm cách nhiệt bên trên trần (vì thực tế không hiệu quả). Lớp cách nhiệt nên được lắp đặt ngay bên dưới lớp mái bên trên, tránh để luồng nhiệt đi vào trong trần.

Ceeb Architect Ky Thuat Thi Cong Tran Gia Dung Tieu Chuan 4
Chọn loại thạch cao phù hợp với khí hậu của vùng vô cùng quan trọng

Để trần được bền bỉ theo thời gian thì quá trình thi công sẽ bao gồm các bước sau: 

  1. Lên khung xương 

Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì để đảm bảo được sự cân tải của trần thì cần có một hệ khung xương phù hợp. Thông thường là 800 đối với thanh chính và 406 đối với thanh phụ. 

Hệ khung xương trần thạch cao cần làm theo các bước: 

  • Bước 1: Xác định điểm ti treo 
  • Bước 2: Gắn xương chính 
  • Bước 3: Cá xương phụ 

Khoảng cách các ti treo và khung xương cần tuân thủ chỉ dẫn của nhà cung cấp để đảm bảo độ ổn định trần, trần không bị rung hoặc chuyển vị khi sử dụng.

Ceeb Architect Ky Thuat Thi Cong Tran Gia Dung Tieu Chuan 2
Cấu trúc của xương cá và tấm thạch cao
  1. Bắn tấm thạch cao 

Sau khi chia xương, thợ sẽ nắn chỉnh vị trí bắn sao cho phù hợp. Với mỗi con vít sẽ có khoảng cách 20cm và 15cm đối với điểm giáp nối. Nếu trần có diện tích rộng thì có thể bắn sole nhau. 

  1. Xử lý mối nối 

Việc này giúp hạn chế tối đa tình trạng rạn nứt giữa điểm giáp mối tấm. Mỗi đơn vị thi công sẽ có một cách xử lý khác nhau nhưng về cơ bản sẽ dùng bột xử lý chuyên dụng bả giáp điểm nối lại sau đó bả sơn.
vị trí ghép nối cần được làm sạch, không bị vụn, dán lưới phẳng đều 2 bên và trát bằng keo chuyên dụng trước khi sơn. 

  1. Sơn bả trần thạch cao 

Giai đoạn sơn bả được chia làm 3 công đoạn: 

  • Công đoạn dùng bột bả: Đây là lớp áo quyết định đến vẻ đẹp của trần vậy nên cần hết sức tỉ mỉ. Để bề mặt mịn đẹp cần có 2 lớp bả riêng biệt. Khi lớp bả trước khô mới tiến hành bả lớp tiếp theo. 
  • Xả nhám: Khác với trần bê tông, xả nhám trần thạch cao phải xả bằng tay nên mất nhiều thời gian hơn. Trong quá trình xả thợ sẽ kết hợp với bóng đèn để kiểm tra các điểm khuyết tất lúc bả. 
  • Hoàn thiện lăn sơn: Đây là công đoạn cuối cùng kết thúc quá trình làm trần thạch cao. Lúc này chỉ cần lăn sơn màu phù hợp với phong cách của ngôi nhà. 

Những điều cần lưu ý khi thi công trần thạch cao

Cần kiểm tra và giảm các lỗ mở thông gió bên trong trần, tránh tạo luồng gió bên trong trần làm các tấm trần chuyển vị gây nứt.
Do sự co giãn vật liệu nên thông thường tại vị trí mép giữa sàn và trần dễ bị nứt, nên sử dụng nẹp U hoặc nẹp Z để chạy viền xung quanh trần.

Bên cạnh những kỹ thuật chính khi thi công trần thạch cao thì cũng cần chú ý đến đường điện, lỗ đèn, móc treo quạt… để tránh phát cắt xương gây ảnh hưởng đến sức tải của trần. 

Khi làm nhà, thợ thi công sẽ là đơn vị thực hiện trực tiếp nhưng bạn cũng nên nắm rõ quy trình, kỹ thuật để đảm bảo trần được thi công chuẩn và đẹp nhất. Chúc bạn sớm có một ngôi nhà ưng ý. 

BẠN CÓ THẮC MẮC? hÃY TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA

Tư vấn Kiến trúc & Xây dựng Online cùng chuyên gia của CEEB Architects.

XEM CHI TIẾT & TƯ VẤN

Rate this post