Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền của ngôi nhà và sinh hoạt của gia đình. Dù là nhà mái dốc hay nhà mái bằng cũng kỹ thuật thi công hệ thống thoát nước phù hợp.
Nội dung chính
Thi công hệ thống thoát nước cho mái dốc
Đối với những công trình có kiến trúc sư đảm nhận, hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà được thiết kế rất đầy đủ từ chất liệu, hình dáng, kích thước… Phổ biến chung, đối với những ngôi nhà mái đốc sẽ sử dụng máng thu nước.
Hệ máng này được đặt ở vị trí viền mép mái. Nước mưa sẽ chảy theo mái dốc vào máng xối xuống máng thu dưới mép mái. Sau đó chảy dốc xuống phễu thu rồi xuống ống thu đứng để chảy ra cống thoát nước.
Vật liệu làm máng thu nước mưa phổ biến nhất hiện nay là tôn mạ màu (sơn tĩnh điện). Loại tôn này đẹp, không sét gỉ. Ngoài ra cũng có thể làm bằng inox, nhựa PVC hoặc bê tông kiên cố.
Việc thi công thoát nước cho mái dốc cần để ý khoảng cách giữa 2 ống đứng ( phễu thu) để tốc độ thoát nước tốt.
Lắp đặt ống thoát tràn để nước không tràn ngược vào nhà.
Giải pháp chắn rác không làm tắc nghẽn phễu thu.
Thi công hệ thống thoát nước mưa cho mái bằng
Vì bề mặt bằng phẳng nên nhà mái bằng để thoát nước mưa cần tạo độ dốc khoảng 2% ÷ 5%. Thường sẽ có 2 cách: Tạo độ nghiêng cho kết cấu chịu lực và kết cấu chịu lực nằm phẳng ngang sau đó thêm lớp tạo dốc bên trên. Cả 2 cách đều đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Việc thi công thoát nước cho mái bằng cũng tương tự như mái dốc là cần bố trí khoảng cách giữa các phễu thu để chia lưu lượng nước và tốc độ thoát nước tốt.
Lắp đặt khe thoát tràn để nước không đọng vũng trên mái hoặc tràn ngược vào nhà.
Giải pháp chắn rác để không làm tắc nghẽn phễu thu.
CÁCH TẠO ĐỘ DỐC THOÁT NƯỚC CHO MÁI BẰNG:
-
Kết cấu chịu lực được tạo nghiêng
Phần kết cấu chịu lực là bê tông cốt thép toàn khối. Có thể tạo bằng dầm nghiêng hoặc dùng các độ cao đầu cột để dằm để đạt tới độ nghiêng của sàn. Khi thi công hệ thống thoát nước cho mái bằng nếu kết cấu chịu cực được bố trí theo hướng ngang thì tường dọc ở giữa được xây cao hẳn lên, hoặc dầm đặt cao theo độ dốc của mái.
Cách này đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp và tay nghề thợ cao, chi phí thi công tăng.
-
Kết cấu chịu lực nằm ngang sau đó tạo độ dốc
Với cách này, panen bố trí theo hướng dọc nhà có thể làm dầm tiết diện thay đổi thích ứng theo chiều nước chảy hoặc có thể gác dầm nghiêng. Lúc gác lên tường chịu lực có thể xây tường ngang theo độ dốc của mái. Ngoài ra, cũng có thể làm kết cấu chịu lực để tạo sàn phẳng. Đồng thời bên trên sử dụng vật liệu nhẹ để điều chỉnh tạo độ dốc.
Đối với hệ thống thoát nước mưa mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. Với những công trình thấp, khu vực ít mưa có thể cho chảy tự do không cần máng. Đối với công trình cao hoặc mái hẹp, nước mưa trên mái tập trung vào máng. Nước mưa sẽ chảy xuống phễu thu, đi vào đường ống và thoát ra ngoài theo cống rãnh.
Đối với hệ thống này cần được lắp đặt rọ ngăn rác. Việc này tránh lá cây, rác đi vào làm tắc nghẽn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngôi nhà. Rọ ngăn rác thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.
Mỗi công trình có quy mô, loại mái và kết cấu khác nhau sẽ có hệ thống thoát nước khác nhau. Tuy nhiên, rất cần quan tâm đến hệ thống và kiểu thoát nước phù hợp. Từ đó mang lại hiệu quả và sự bền vững cho công trình.
XEM THÊM:
- Thi công vườn trên mái và những điều bạn chưa biết
- Thiết kế thi công vườn trong nhà phố cần lưu ý gì?
- Kỹ thuật thi công sàn bê tông mài chuẩn
BẠN CÓ THẮC MẮC?
hÃY TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA
Tư vấn Kiến trúc & Xây dựng Online cùng chuyên gia của CEEB Architects.
Tin Tức Mới Nhất
Giải pháp chống ngập triều cường
Những điều bạn cần biết khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Thiết kế cơ điện trong nhà ở và những điều cần lưu ý
Bài viết liên quan
Giải pháp chống ngập triều cường
Cách xác định cỡ máng xối nước mưa
4 chiến lược thiết kế nội thất đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng