Chống thấm cho nhà giúp ngăn ngừa tình trạng thấm dột và loại bỏ các hiện tượng nấm mốc, nứt vỡ, bong tróc sơn hay xuất hiện vết loang lổ, ố vàng làm mất tính thẩm mỹ. Với những ngôi nhà mới hay đã sử dụng, đây đều là một bước vô cùng quan trọng để bảo vệ ngôi nhà trước mùa mưa bão.
Nguyên nhân khiến nhà bị thấm dột
Có rất nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan khiến nhà bị thấm dột. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tường bị thấm do mưa nhiều: Điều này khiến lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất, xi măng hút nước mạnh và có hững mao quản có đường kính khoảng 20 – 40 micromet. Khi tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản bị nước xâm nhập vào bên trong gây hiện tượng thấm dột.
- Do vị trí ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái: Nước và hơi ẩm từ những nơi này đi theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường bị nước thấm vào sẽ tạo nên những mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
- Tường nhà xuống cấp do thời gian sử dụng dài: Vì thế, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt vào mùa mưa hiện tượng này diễn ra trầm trọng hơn.
- Sai sót trong quá trình thi công: Trong quá trình xây dựng, thợ thi công sử dụng cốt liệu không đúng quy chuẩn, thi công sai cách hoặc không đủ vừa xi măng. Điều này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm vào tường nhanh hơn.
- Không chủ động chống thấm: Đây là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến công trình bị thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.
Kinh nghiệm chống thấm cho nhà
Đối với nhà ở có 4 vị trí mà bạn cần quan tâm khi chống thấm cho nhà:
- Mái nhà
Đây là nơi có diện tích tiếp xúc trực tiếp với mưa gió nhiều nhất. Đặc biệt là những ngôi nhà lâu năm, mái nhà đã giảm tuổi thọ càng cần được chống thấm.
Phần mái bị dột cần được trám bít, che lại hoặc gia cố bằng các vật liệu thích hợp. Với những ngôi nhà mái tôn thì cần sử dụng ke chống bão, vật liệu này sẽ gia cố mái tôn và giúp chịu được sức gió cao.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các máng xối thoát nước. Bạn cần căn chỉnh khớp với mái nhà, đồng thời vệ sinh máng thường xuyên để tránh rác, lá cây ngăn chặn việc thoát nước vào những ngày mưa bão.
- Trần nhà
Khi trần có những biểu hiện ố vàng, mốc hoặc phồng rộp tức là trần nhà của bạn đang bị thấm nước. Với những trường hợp nhẹ bạn chỉ cần quét sơn chống thấm. Nếu trần bị nhiều thì cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn đó làm làm sạch chỗ bị thấm, sau đó phủ bề mặt bằng các vật liệu đặc hiệu như sợi thủy tinh, keo chống thấm và cuối cùng là trám bằng một lớp xi măng.
- Khung cửa sổ
Cửa sổ cũng rất dễ bị thấm dột do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Cửa sổ bị thấm nước thường xảy ra tình trạng rỉ nước vào trong dù cửa đóng, ố vàng phần tường tiếp giáp với cửa sổ.
Đối với cửa kính, bạn có thể chống thấm bằng cách: Dùng màng sơn chống thấm để quét lên khe nối của các khối trang trí, dùng silic hữu cơ cho các trường hợp khe hở giữa cửa lớn. Nếu xuất hiện khe hở giữa khung cửa và tường thì cần đục phần vữa bị bong ra, chèn sợi bitum vào trong khe sau đó trám bằng vữa xi măng. Nếu muốn xử lý nhanh bạn có thể sử dụng keo chống thấm.
Đối với cửa bằng gỗ có thể dùng gioăng để bít các khe giữa cánh cửa và khung. Nếu gỗ bị thấm thì quét sơn chống thấm lên bề mặt cửa.
- Nứt nở tường
Tường nứt là trường hợp gây ảnh hưởng rất nặng nề tới ngôi nhà. Nó không chỉ gây mất an toàn mà còn có thể khiến nước chảy vào nhà những ngày mưa bão.
Nếu tường bị nứt kết cấu thì bạn có thể dùng keo chống thấm đặc biệt bơm đầy vào, sau đó phủ một lớp chống thấm gốc xi măng, trát vữa và sơn hoàn thiện. Nếu tường chỉ nứt thông thường cần trát bằng lớp chống thấm chuyên dụng và quét sơn chống thấm.
Quy trình thi công chống thấm
Dù có kinh nghiệm chống thấm hay không thì đây là những bước bạn đều cần nắm rõ:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm
Đây là bước quan trọng trong quá trình thi công chống thấm, dọn dẹp các mảng vữa, bê tông rơi vãi. Kể cả những chỗ bê tông dư thừa cũng cần đục đi, quét dọn sạch sẽ.
Bước 2: Làm phẳng bề mặt, tưới nước và dán lưới bo góc
Bằng cách trộn vữa làm bằng các bề mặt bị lõm, hay ở góc tường thu hồi với sàn cần taluy góc để tạo bề mặt cho vật liệu chống thấm báo vào rồi đợi khô. Sau đó tưới sơ nước để làm sạch bề mặt và tránh bê tông hút nước của vật liệu chống thấm.
Bước 3: Đổ Sika grout cổ ổng và chống thấm cổ ống
Sika là một loại vữa không co ngót. Ở bước này cần lưu ý đục rộng miệng ống ra một chút đối với khoan rút lõi. Cần lót miếng tole ở dưới đấy ống khi đổ grout hoặc bắn Foam Apollo làm đầy. Tiến hành quấn cao su trương nở quanh miệng ống. Sau đó quét Sika 732 – là một chất kết nối rồi mới tiến hành đổ Grout.
Sau khi đổ xong quét chống thấm và dán lưới quanh cổ ống và quét 2 lớp hoàn thiện nữa.
Bước 4: Tiến hành quét chống thấm nước 1
Khi tiến hành trộn vật liệu nên trộn bằng máy để vật liệu được đều hơn. Có thể đổ thêm một chút nước (10%) để bê tông hút nước và dễ thi công hơn.
Bước 5: Tiến hành quét chống thấm nước 2 và dán lưới thủy tinh
Thường nước đầu tiên, sau khi quét xong dưới ánh nắng mặt trời sẽ khô luôn (nếu không có nắng thì từ 10 – 15 phút), tiến hành dán lưới thủy tinh, dán đến đâu lăn đè nước 2 đến đó.
Tại các đoạn chồng và giao nhau giữa 2 lớp cần đèn lên nhau khoảng 10cm. Ở WC thì không cần sử dụng lưới thủy tinh, chỉ cần lưới góc poly. Sau đó đợi khô, nước 2 sẽ khô lâu hơn nước 1.
Bước 6: Tiến hành quét nước hoàn thiện cuối
Sau khi quét xong đợi tối thiểu 8 tiếng, tránh đi lại trên bề mặt để đợi khô và tiến hành bơm nước 72 tiếng để test.
Lưu ý, cần check kỹ ở sàn dưới trong quá trình test nước, nếu thấm cần xử lý lại. Ở WC sau khi bơm test nước, cần cán nền để bảo vệ lớp chống thấm tiếp theo sau đó.
Tin Tức Mới Nhất
6 quan niệm sai lầm về chống thấm cho mặt tiền xanh
Bài viết liên quan
Giải pháp chống ngập triều cường
Cách xác định cỡ máng xối nước mưa
4 chiến lược thiết kế nội thất đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng