Xây dựng chiếm 40% lượng khí thải carbon toàn cầu. Vì thế, một loạt các ý tưởng, giải pháp phát triển bền vững ra đời nhằm giúp các tòa nhà trở nên “đỡ tệ hơn”. Tuy nhiên, nó đang dừng lại ở mức ‘duy trì’. Bên cạnh kiến trúc bền vững thì “kiến trúc tái tạo” đã và đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Kiến trúc tái tạo là gì? sự cần thiết của thiết kế tái tạo và bền vững, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kiến trúc tái tạo là gì?
Trong sinh học, tái tạo thể hiện khả năng làm mới, phục hồi và phát triển của các mô sinh vật và hệ sinh thái phù hợp với những biến động từ nhiên. Khi áp vào thiết kế tòa nhà, kiến trúc tái tạo giống như các cấu trúc bắt chước khía cạnh phục hồi được tìm thấy trong tự nhiên. Kiến trúc tái tạo là thực hành gắn kết thế giới tự nhiên với tư cách là phương tiện và người tạo ra kiến trúc.

Kiến trúc tái tạo đòi hỏi một cách tiếp cận tư duy tiến bộ. Trái ngược với tòa nhà được thiết kế bền vững, các tòa nhà tái tạo được thiết kế và vận hành để đảo ngược thiệt hại sinh thái và có tác động tích cực đến môi trường tự nhiên. Có nghĩa là trong thiết kế, các cấu trúc không chỉ sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế mà còn phục hồi chúng. Tái tạo cũng tìm cách tạo điều kiện cho môi trường mạnh mẽ hơn để có thể chống lại những thách thức tự nhiên.
Thiết kế tái tạo và bền vững có vẻ như có cách tiếp cận khác nhau. Tính bền vững giới hạn việc sử dụng tài nguyên, trong khi tái tạo bổ sung chúng. Tuy nhiên, tính bền vững là một tập hợp con của mô hình tái tạo lớn hơn. Cả 2 phương pháp này chồng chéo và kết hợp, trong đó mỗi phương pháp có một mục tiêu xanh khác nhau.
Thiết kế tái tạo và bền vững

Cũng giống như ‘giảm thiểu’, ‘tái sử dụng’ và ‘tái chế’ không thể hoạt động riêng lẻ. Các hoạt động phát triển bền vững sẽ góp phần hướng tới các mục tiêu tái tạo bằng cách hình thành bước đầu tiên, sau đó là bổ sung tài nguyên – hạn chế mức tiêu thụ.
Điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này là quy mô ảnh hưởng. Thiết kế tái tạo yêu cầu kiến trúc được xem như một phần mở rộng địa điểm, động thực vật và hệ sinh thái. Các tòa nhà được coi là một phần của hệ thống lớn hơn. Giúp sản xuất và chia sẻ nguồn tài nguyên như nước sạch, năng lượng và thực phẩm.
Ví dụ như mặt tiền ứng dụng sinh học SolarLeaf của Spiltterwerk và ARUP đã tạo ra năng lượng tái tạo từ sinh khối tảo và nhiệt mặt trời. Năng lượng được tạo ra có thể được sử dụng cho tòa nhà, lưu trữ để sử dụng cho tương lai hoặc cung cấp cho lưới điện.

Tư duy hệ thống trong kiến trúc
Khi thiết kế môi trường tái tạo, điều quan trọng là phải có tư duy hệ thống. Tất cả các yếu tố có liên quan cần được xem xét, đo lường mạng lưới tác động và tính toán cẩn thận. Thiết kế phải tính đến cách một tòa nhà liên quan đến vi khí hậu hoặc đất có thể hỗ trợ hệ động thực vật địa phương. Thiết kế phải cho phép các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Mối quan hệ này dựa trên mối quan hệ kia để tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo môi trường sống của con người.

Sự cần thiết của thiết kế tái tạo
Quy trình thiết kế tái tạo về cơ bản bắt nguồn từ cách tiếp cận tư duy hệ thống. Các biện pháp thiết kế bao gồm: mô phỏng sinh học để bắt chước tự nhiên, lớp vỏ tòa nhà làm sạch không khí, cấu trúc lọc nước hoặc kiến trúc thu hồi carbon.
Việc chuyển đổi từ kiến trúc bền vững sang kiến trúc tái tạo sẽ là một chiến lược tốt hơn để giải quyết tình trạng về khí hậu và đa dạng sinh học. Kiến trúc tái tạo sẽ cho phép ngành xây dựng “làm tốt” hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sẽ còn mất rất nhiều thời gian và công sức. Và để chờ tới giai đoạn đó, chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu để hiểu sâu hơn về phương pháp này.
Bài viết liên quan
Cách bố trí cửa sổ cung cấp ánh sáng tự nhiên tối đa cho không gian
Cách sử dụng kính trong không gian nội thất và trang trí
Màu sắc thay đổi nhận thức về không gian nội thất như thế nào?