Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư thường quan tâm đến chi phí đầu tư vào nhưng cũng rất cân nhắc giá trị sử dụng vận hành sau khi hoàn thành công trình. Thực tế, một công trình hiệu quả là công trình cân đối tối ưu được giá trị đầu tư vào và giá trị thu lợi. Hiệu quả xác định theo thông số này chính là là hiệu năng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về kiến trúc hiệu năng hiện đại và ứng dụng trong thực tiễn qua bài viết dưới đây.
Kiến trúc hiệu năng hiện đại là gì?
Chúng ta thường đánh giá công trình qua các yếu tố chính:
– Hình thức (Kiểu dáng, phong cách, màu sắc, hình khối, bố cục…)
– Công năng của công trình (Dây chuyền sử dụng, bố trí phòng, vật dụng…)
– Bài trí bên trong, bên ngoài…
Ngoài ra, Với vai trò là người đầu tư xây dựng thì người/ đơn vị quản lý dự án luôn quan tâm đến chi phí xây dựng, hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên, một yếu tố bị bỏ qua chính là cân bằng giá trị thu lợi sau khi hình thành công trình.
Giá trị đầu tư vào bao gồm 3 yếu tố. Ngân sách (chi phí thiết kế, thi công, quản lý dự án), Chất lượng thi công an toàn lao động, Thời gian (thiết kế, thi công). Giá trị thu lợi sau khi hoàn thiện được xác định dựa trên các yếu tố: Giá trị kiến trúc – Không gian, Tiện nghi sử dụng, Chi phí thi công, Tối ưu vận hành – bảo trì… Việc cân bằng giá trị đầu tư vào và giá trị thu thu lợi thông qua quá trình đầu tư xây dựng mà vẫn đảm bảo các yếu tố chất lượng thi công, kỹ thuật thi công là bài toán xác định hiệu năng công trình.
Sự vận hành của công trình xây dựng ngốn khoảng ⅓ tổng mức tiêu thụ năng lượng của con người. Từ đó nguồn phát thải khí nhà kính lớn và tác động mạnh mẽ tới môi trường, hệ sinh thái. Kiến trúc hiệu năng vừa tạo nên công trình kiến trúc đặc sắc vừa hiệu quả về mặt sử dụng. Đồng thời còn tối ưu chi phí xây dựng cho dự án. Vấn đề, chủ đầu tư có sẵn sàng góp phần tạo nên một công trình mang tính biểu tượng?
Hiệu năng không phải là một yếu tố định hình, mà là một giải pháp cân đối giữa đầu tư vào và giá trị sống & sử dụng công trình.
Nhằm đem lại cho CĐT một không gian sống xứng đáng, tối ưu phù hợp với mục tiêu sử dụng.
Ứng dụng kiến trúc hiệu năng trong thực tiễn
Kiến trúc hiệu năng không phải là một khái niệm mới trong giới kiến trúc. Tuy nhiên, chúng ta ít được nhắc đến khái niệm này trong quá trình thực hiện. Dù vậy, nó đã được các kiến trúc sư dần ứng dụng trong thực tiễn. Lấy ví dụ công trình Dockland ở Hamburg sau khi được tính toán về công năng, tổ chức không gian.. Mức tiêu thụ năng lượng chỉ còn khoảng một nửa so với văn phòng bình thường. Vậy là công trình đã đạt được hiệu năng nhất định.
Kiến trúc sư không phải và không thể là người duy nhất thực hiện kiến trúc hiệu năng hiện đại. Nhưng trong công trình lại là người có vai trò quan trọng nhất. Việc tư vấn cho chủ đầu tư, thiết kế, xây dựng và tính toán vận hành công trình là khâu vô cùng quan trọng để công trình mang lại hiệu quả về hiệu năng.
Công trình với lớp vỏ đa hình nổi bật tạo nên sức hút lớn, tiết kiệm chi phí vận hành. Nhưng để tạo nên một công trình như vậy kỹ thuật thi công phức tạp, chi phí cao. Những năm gần đây, sự chuyển mình của toàn xã hội liên quan đến nhận thức về kiến trúc đã thay đổi. Phần nào thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc hiệu năng hiện đại trong công trình. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong tương lai, kiến trúc hiệu năng hiện đại chắc chắn sẽ được nhiều người biết đến và ứng dụng trong thực tiễn.
Nhận diện công trình Kiến trúc hiệu năng.
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Vietnam, Nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa rất lớn, ngoài ra cũng có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao.
Do vậy việc ổn định nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong thiết kế kiến trúc Hiệu năng cao. Thiết kế này sử dụng các khoảng không gian đệm như một giải pháp kiến trúc phổ biến.
Mặt tiền 2 lớp để ổn định nhiệt với lớp vỏ ngoài thông gió tốt là đặc điểm nhận diện bên ngoài rất đặc trưng.
Công trình Kiến trúc hiệu năng có xu hướng sử dụng mặt tiền 2 lớp. Từ đó tạo thành đặc điểm dễ nhận diện cho nhóm công trình dạng này.
Một đặc diểm khác dễ nhận thấy là giải pháp thông gió tự nhiên bằng cách đối lưu thường được sử dụng trong công trình Hiệu năng cao.
Cấp gió tươi vào công trình và đào thải khí bên trong nhà một cách tự nhiên có chủ đích điều tiết theo luồng.
Xu hướng sử dụng tháp gió như một máy điều tiết không khi.
Tin Tức Mới Nhất
Những lưu ý trong quá trình tư vấn thiết kế kiến trúc trực tuyến.
4 loại vật liệu truyền thống thường sử dụng trong kiến trúc hiện đại
3 giải pháp chống nóng giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng độ bền cho công trình
Bài viết liên quan
Thiết kế không gian sống phong cách Minimalism 2025
Giải pháp chống ngập triều cường
Cách xác định cỡ máng xối nước mưa