Ngày nay, nhà bếp không chỉ là nơi để nấu những bữa ăn ngon cho gia đình mà còn trở thành khu vực hội họp, giải trí. Do đó, cần phải tạo bầu không khí ấm cúng và mang lại sự thoải mái cho mọi người. Và để làm được điều đó ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Là không gian sum họp của gia đình nên chiếu sáng phòng bếp cần đảm bảo vẻ ấm cúng, ánh sáng dịu nhẹ không gây chói mắt. Không chỉ vậy, bếp còn cần đủ sáng cho các bà nội trợ thuận tiện hơn trong quá trình nấu nướng.
Ánh sáng trong nhà bếp phải đúng tiêu chuẩn cho chiếu sáng phòng bếp. Theo tiêu chuẩn TCVN 7114:2008, độ rọi phù hợp cho nhà bếp, phòng ăn là ≥ 500 lux, chỉ số hoàn màu Ra ≥ 80. Có rất nhiều cách để tạo nên bầu không khí ấm cúng cho căn bếp nhà bạn. Dưới đây là một số đề xuất giúp thông qua việc bố trí ánh sáng cho nhà bếp của bạn.
Tạo các điểm chiếu sáng khác nhau
Ngày nay nhà bếp thường được chia làm 2 khu vực: Nấu nướng (dành cho việc chuẩn bị thức ăn, bồn rửa, bếp nấu..) và khu vực ăn uống (có bàn ăn).
Đối với khu vực đầu tiên, bạn nên sử dụng ánh sáng lạnh để cung cấp đủ ánh sáng và tăng cường màu sắc tự nhiên cho thực phẩm. Ở đây, nhiệt độ ánh sáng được khuyến nghị từ 4000K – 6000K. Đối với khu vực ăn uống, có thể sử dụng đèn tạo cảm giác ấm cúng hơn với tông màu vàng. Đèn được lắp đặt phía trên bàn ăn. Để tạo sự nổi bật bạn có thể lựa chọn những chiếc đèn thả hoặc đèn có thiết kế bắt mắt. Tuy nhiên nên lựa chọn dựa trên diện tích và phong cách của ngôi nhà.
Chiếu sáng đồng nhất

Đèn ray là giải pháp đơn giản cho những ai muốn ánh sáng căn bếp được đồng nhất và tận dụng đèn để tạo cá tính cho không gian. Những ray đèn cũng rất dễ hoạt động và bảo trì. Đèn có thể là đèn LED, đèn sợi đốt. Ngoài ra, bản thân thiết kế đường ray có thể cung cấp ánh sáng trực tiếp, đồng nhất, khuếch tán hoặc gián tiếp tùy vào góc độ và vật liệu sử dụng.

Chiếu sáng tích hợp
Bạn có thể ‘ẩn’ những chiếc đèn chiếu sáng vào trần nhà bếp và tủ trên cao. Bên cạnh việc giảm khả năng đổ bóng, giải pháp này còn làm cho không gian trở nên trang nhã hơn.
Các vị trí lắp đặt đều được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo ánh sáng cho toàn bộ căn phòng. Bộ đèn LED Plafon có thể là một giải pháp tốt cho nhà bếp vì chúng khá kín đáo và sát trần.
Đối với tủ, đèn LED được lắp đặt ở các đường gờ hoặc ở các chi tiết tinh tế hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng ánh sáng của căn bếp mà còn làm nổi bật một số hốc tường, mặt bàn hoặc kệ, mang đến sự vui tươi và hấp dẫn hơn cho căn phòng.
Đa dạng hóa nguồn sáng
Tạo ra các nguồn ánh sáng khác nhau là một cách để tạo không khí cho nhà bếp. Treo đèn trên trần nhà, trên tường; âm trong tủ hoặc mặt bàn có thể là một cách hiệu quả để làm nổi bật các chi tiết trang trí, một món đồ nội thất.

Trên đây là những cách để bố trí ánh sáng tạo nên cảm giác ấm cúng cho nhà bếp. Mỗi giải pháp sẽ có những thế mạnh khác nhau, quan trọng nhất bạn phải xác định rõ nhu cầu của gia đình, loại đèn, màu sắc đèn phù hợp với diện tích căn bếp nhà mình. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
Chọn vách cách âm thạch cao cho nhà, nên hay không nên?
Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn
Kiến trúc tái tạo là gì?